Trên báo Sức khỏe & Đời sống, BS. Phó Thuần Hương gợi ý một số bài thuốc Đông y từ rau sam có thể tham khảo dưới đây:
- Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: rau sam tươi giã đắp lên.
- Môi miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
- Đau răng: nước cốt rau sam hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
- Sốt phát ban, nổi mẩn: rau sam giã lấy nước cốt uống, bã xoa lên người.
- Ngộ độc thuốc: rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Tẩy giun móc: rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
- Ngứa âm đạo: rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
- Trĩ: rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hàng ngày trong 1 tháng.
Ngoài ra, rau sam còn có nhiều tác dụng đặc biết là tác dụng bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi nhờ hàm lượng Omega 3 cao.
Hơn nữa, rau sam còn có tác dụng chống lão hóa, tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã cho thấy: 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả đó cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
Để dùng chữa bệnh nên chọn sam loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô.
Lưu ý, chống chỉ định dùng rau sam với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy và phụ nữ có thai.
Chúng tôi trên mạng xã hội