14 tác dụng của cây rau muống

Thứ tư - 23/11/2016 09:41
Rau muống có lẻ là loại rau không còn xa lạ gì với bất kì ai nữa rồi, không chỉ là loại rau cho nên những món ăn ngon, lạ miệng mà rau muống còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rau muống
Rau muống
Đặc điểm của rau muống
Rau muống là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Là một cây mọc bò ở mặt nước hay trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, thường không có lông vào mùa nóng, và có lông vào mùa lạnh. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.
Rau muống có 2 loại:
+ Rau muống trắng
+ Rau muống tía
Cả hai loại đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn; còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, nên tục gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).
Trong rau muống có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, chính vì vậy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có chứa hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Ngoài ra, rau muống  có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro rất tốt cho cơ thể.
Những tác dụng của rau muống
1/ Giúp nhuận tràng
Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
2/ Tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ:
Hàm lượng vitamin và muối khoáng cao, trong 100g rau muống có tới 100mg canxi, 37mg phot pho, 1,4mg sắt, 0,7mg vitamin PP, 23mg vitamin C… là những dưỡng chất giúp bà bầu và trẻ nhỏ phát triển toàn diện, chống thiếu máu, bổ sung các vitamin giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng khả năng miễn dịch, chống bệnh tật, đặc biệt những bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, sốt vào mùa hè.
3/ Bảo vệ tim mạch:
Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol. Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ. Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.
4/ Tốt cho mắt:
Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
5/ Giảm say nắng:
Mùa hè, nông dân hay các công nhân làm ngoài trời thường có hiện tượng mặt đỏ, nóng, khát nước… Đây là một trong những triệu chứng của say nắng, tăng nhiệt. Vậy muốn giảm nhiệt, giải khát thì có thể dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng.
6/ Điều trị vàng da và các vấn đề về gan:
Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
7/ Phục hồi cơ thể sau ốm:
Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
8/ Chống lại bệnh tiểu đường:
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.
9/ Tăng cường hệ miễn dịch:
Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
10/ Ngăn ngừa ung thư:
Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.
11/ Giảm cân:
Thành phần chính trong rau muống là nước, có tới 92% nước trong 100g rau muống, nguồn năng lượng thấp, lượng chất xơ nhiều, đây là lợi thế cho những người muốn giảm béo, giảm cholesterol… Tuy nhiên, với những người này thì nên ăn rau muống luộc sẽ tốt hơn xào, bởi hàm lượng mỡ ít.
12/ Chữa rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em:
Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).
13/ Trị say sắn, ngộ độc sắn:
Chỉ cần dùng một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.
14/ Chữa lở ngứa, loét ngoài da, zona:
Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.
 

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,404
  • Tháng hiện tại10,698
  • Tổng lượt truy cập3,291,836
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây