Cây Gừng

Thứ hai - 21/11/2016 09:48

cây Gừng

cây Gừng
Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi cây gừng là Khương, Sinh khương, Can khương.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây gừng: cây gừng là một loại cây nhỏ. sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc,  cụm hoa thành bông mọc sát nhau. Loại gừng trồng ít ra hoa. Cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây gừng: trồng bằng thân rễ, có nhiều mấu không bị dập nát.
Bộ phận dùng, chế biến của cây gừng: dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Sinh khương là thân rễ tươi. Can khươnglà thân rễ khô.
Công dụng chủ trị của cây gừng: cây gừng có vị cay, nồng ấm. Có tác dụng làm nóng ấm,ra mồ hôi. Cây gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho mất tiếng.
Chú ý: không dùng gừng khi đã ra nhiều mồ hôi , thang thuốc có gừng không sắc quá 15 phút.
Bài thuốc có cây gừng:
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
Chữa đau bụng do lạnh: củ gừng 8g (nướng cháy vỏ) , riềng 12 g (sao vàng) , củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa trúng gió, tê tay chân: gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tình dục... Tuy nhiên, những người sắp hoặc vừa phẫu thuật, người đang bị chảy máu, cảm nắng không nên dùng dược liệu này.
Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm... Gừng vàng có những dược tính sau:
- Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.
- Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
- Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
- Ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.
- Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
- Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.
- Tăng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng (70-90%), tăng khả năng tình dục (cho cả nam và nữ).
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.
 
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Công dụng của củ gừng trong chữa bệnh

Công dụng của củ gừng không chỉ trong ẩm thực mà còn trong chữa bệnh. Củ gừng không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Củ gừng
chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.

Công dụng của củ gừng trong chữa bệnh
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .
 
Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.
 
Kích thích sự thèm ăn
Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.
Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
 
Trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Những công dụng hữu ích của nó với cơ thể con người mùa hè giúp đem lại một thể chất khỏe mạnh, sẵn sàng đón nhận những thay đổi thời tiết bất lợi.
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học.
 
Khử trùng khử độc
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
 
Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
 
Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.
Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
 
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của gừng
 
Ngoài là một gia vị thơm ngon, gừng còn được biết đến như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe mà không có bất cứ tác dụng phụ nào!
1. Gừng từ lâu được coi là một gia vị của mỗi gia đình
Vì sao chúng lại được các chị em nội trợ ưa chuộng đến thế? Có một số lý do khiến gừng trở thành một gia vị phổ biến trong các bữa ăn. Chẳng hạn như gừng giúp sản xuất Amylase và Protease. Đây là 2 enzyme tiêu hóa cực kỳ hữu ích cho cơ thể. Chúng giúp phá vỡ tinh bột, sau đó còn giúp phá vỡ các protein tạo thành các axit amin nhỏ hơn.
Ngoài ra, gừng có công dụng ngăn ngừa các vết loét. Nó cũng là liều thuốc giúp xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy trong khi cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn. Đồng thời chúng còn ức chế vi khuẩn độc hại, thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn thân thiện có lợi cho đường tiêu hóa của con người.
2. Gừng có thành phần gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh
Chất gingerol có trong gừng giúp giảm buồn nôn bằng cách chặn các thụ thể serotonin trong dạ dày (các thụ thể gây buồn nôn).
Những nghiên cứu gần đây còn đang chứng minh chất chiết xuất từ bột gừng giúp ích tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu. Được biết các kết quả của chúng đã chứng minh gừng làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn.
3. Gừng có thành phần hữu ích như Tecpen và Oleoresin
Đây là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và giảm táo bón. Các thành phần trên của gừng được các thầy thuốc coi là  một loại thuốc kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nó giúp ức chế enzyme trong máu và dạ dày một cách tự nhiên.
Đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, một lượng thường dùng hàng ngày của gừng sẽ làm giãn các mạch, giảm đau và chống viêm.
4. Gừng giúp sản xuất số lượng lớn chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có trong gừng giúp tăng cường cơ tim, giảm cholesterol trong máu.
5. Gừng có tác dụng chống viêm cao
Bệnh nhân bị viêm khớp và loãng xương có thể dùng gừng để giúp giảm đau và khó chịu. Nó cũng được coi là liều thuốc giúp điều tiết lượng đường trong máu cho các bệnh nhân tiểu đường.
Một biện pháp khác cũng được biết đến là nó có thể hỗ trợ điều trị các chứng cảm lạnh và giảm ho, từ đó chữa trị bệnh viêm họng hiệu quả.
Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Tác dụng của gừng
Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.
Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).
Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).
Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.
Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.
Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.
Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%
Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.
Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Dùng gừng cũng lắm công phu
Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.
Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.
Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.
Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.
Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).
Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua...
 
 

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay163
  • Tháng hiện tại24,565
  • Tổng lượt truy cập3,394,050
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây