Kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ

Thứ sáu - 08/09/2023 10:08
Đau mắt đỏ là một bệnh lý nhiễm trùng ở mắt mà cho đến nay chưa có vaccine giúp phòng bệnh cũng như chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm được bệnh lý này. Bệnh đặc biệt rất dễ lây lan qua đường hô hấp khi chúng ta vô tình tiếp xúc với dịch tiết ra ở mắt, mũi, miệng của người bệnh khi nói chuyện trực tiếp hay khi gián tiếp chạm tay vào những đồ vật có chứa dịch tiết của người bệnh.
Kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ trong đa số các trường hợp đều là lành tính, có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh với những khó chịu ở mắt. Có nhiều người chủ quan tự xử lý y tế tại nhà dẫn đến làm sai cách hoặc để bệnh kéo dài quá lâu, chủ quan, không đi thăm khám dẫn đến hậu quả của bệnh đau mắt đỏ vô cùng nặng nề.
Đau mắt đỏ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải đau mắt đỏ, mà bệnh lại có khả năng tái nhiễm rất nhiều lần ở một người. Vì vậy, mọi người cần phải có ý thức phòng chống bệnh thật tốt. Hiện nay, cách phòng chống đau mắt đỏ tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh cũng như cách ly với người đang mắc bệnh, xử trí tốt người bị bệnh. Kế hoạch cụ thể gồm các việc cần làm như sau:
1. Rửa tay sạch sẽ
Hãy đề phòng đau mắt đỏ ngay từ khi dịch bệnh chưa xuất hiện chính là cách bảo vệ đôi mắt của bạn tốt nhất. Hãy thiết lập thói quen rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần hoàn thành các công việc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tay chúng ta là bộ phận cầm nắm đồ vật chính nên thường có nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh bám vào.
Sau mỗi lần tay phải làm việc bạn hãy rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch để diệt khuẩn. Hoặc bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh cho tay. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên, sạch sẽ để loại bỏ tác nhân gây hại cho cơ thể nói chung, đôi mắt của chúng ta nói riêng từ môi trường bên ngoài.
Rửa tay sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, virus
2. Vệ sinh mắt thường xuyên
Rửa mắt hàng ngày cũng là một thói quen tốt bạn nên duy trì hàng ngày, nhất là khi đang có dịch đau mắt đỏ. Vệ sinh mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (0,9%) ngay cả khi không có dịch sẽ giúp bạn loại bỏ các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào mắt như: Khói, bụi bẩn, ô nhiễm, vi khuẩn... tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mắt bạn
Khi vào mùa dịch đau mắt đỏ bạn cần vệ sinh mắt thường xuyên hơn, nên duy trì 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa và tối với nước muối sinh lý. Trong nước muối thường có tính sát khuẩn cao giúp bạn phòng chống rất tốt virus, vi khuẩn của đau mắt đỏ. Một đôi mắt được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ được duy trì sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn mũi, họng hàng ngày.
Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý
3. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân
Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, chậu rửa mặt, cốc uống nước, chăn, gối, thuốc nhỏ mắt... Rất có thể những món đồ vật đó đang chứa virus, vi khuẩn của bệnh đau mắt đỏ mà bạn không biết. Chỉ cần vô tình chạm tay vào chúng bạn cũng có nguy cơ bị phơi nhiễm bệnh.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân vừa đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cả những người xung quanh bạn.
4. Giặt sạch khăn mặt
Khăn mặt là vật dụng quan trọng với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Đồ vật này cũng trực tiếp chạm tới mắt của chúng ta sau mỗi lần sử dụng. Vì vậy bạn cần giặt khăn mặt sạch sẽ bằng xà phòng mỗi ngày để diệt khuẩn. Ngoài ra, khăn mặt ướt bạn nên đem phơi ra nắng hàng ngày cho khô, không nên để ở những nơi bóng mát trong khi ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sản.
Khăn mặt sau khi sử dụng nên giặt sạch bằng xà phòng
5. Bỏ ngay thói quen dụi tay vào mắt
Đây là thói quen tai hại mà rất nhiều người thường phạm phải. Như đã nói ở trên, tay chúng ta thường cầm, nắm rất nhiều đồ vật khác nhau nên luôn có một lượng virus, vi khuẩn bám trên tay. Dụi tay vào mắt cũng chính là bạn đang đưa mầm bệnh vào trong mắt.
Tuyệt đối không dụi tay vào mắt
6. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ
Khi phát hiện người bị đau mắt đỏ bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với họ. Khi đến gần người bệnh nên đeo bịt khẩu trang để tự bảo vệ mình. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi tiếp xúc với họ hoặc cầm nắm đồ vật mà người bệnh sử dụng trước đó. Hãy nhớ đau mắt đỏ lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp nên bạn cần tuyệt đối cẩn thận.
7. Hạn chế đến những nơi công cộng
Những nơi đông người, đặc biệt là ở môi trường bệnh viện ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Đau mắt đỏ lại rất dễ lây lan cả bằng con đường trực tiếp và gián tiếp nên đặc biệt vào mùa đau mắt đỏ bạn cần hạn chế đến những nơi công cộng, đông người để đề phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hoặc khi có việc cần đến chỗ đông người, lúc về nhà nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
8. Hạn chế sử dụng nguồn nước ô nhiễm
Nên tránh các nguồn nước bị ô nhiễm như môi trường hồ bơi. Nhất là trong mùa dịch nên hạn chế tối đa việc đi bơi. Mầm bệnh đau mắt đỏ vốn có khả năng sống trong môi trường bình thường vài ngày đặc biệt là môi trường ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh như hồ bơi công cộng lúc nào cũng tập trung nhiều người.
Nên đeo kính bảo hộ cho mắt thật cẩn thận trước khi xuống hồ, sau khi bơi xong cần tắm lại sạch sẽ bằng nước sạch để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh lý đau mắt đỏ.
Hạn chế đi bơi vào mùa dịch
Xử trí người bệnh đúng cách theo kế hoạch phòng bệnh đau mắt đỏ


Việc xử trí người bệnh đau mắt đỏ đúng cách cũng là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phòng chống đau mắt đỏ phát triển thành dịch bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt như: Nổi gân đỏ ở mắt, ghèn mắt nhiều, sưng nhức mắt... Bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cũng như lây lan dịch bệnh.
Xử trí người bệnh đúng cách khi lập kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Với người đau mắt đỏ hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, lúc xử trí tại nhà cần lưu ý một số điều sau đây:
  • Cách ly tại một phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng cá nhân.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ thuốc.
  • Lấy gạc y tế lau rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch ít nhất 2 lần/ngày. Sau khi lau xong cần vứt bỏ gạc đó ngay, không được sử dụng lại.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mắt của mắt đang bị bệnh để tra vào mắt lành.
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi khói bụi, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
  • Khi bị bệnh bạn nên nghỉ làm, tránh đến nơi đông người làm lây lan dịch bệnh. Trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học, không đưa bé đến trường hay những nơi công cộng trong thời gian nhiễm bệnh.
  • Trẻ đang bị bệnh bố mẹ nên tránh ôm ấp, nên để trẻ ngủ riêng.
  • Người bệnh đau mắt đỏ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế cho mắt điều tiết nhiều, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh đau mắt đỏ khi khởi phát, các triệu chứng khó chịu thường diễn biến rầm rộ trên mắt trong khoảng 3 ngày đầu tiên của bệnh, sau đó sẽ thoái lui và hết dần trong khoảng 10 ngày. Đa phần đều lành tính và không để lại di chứng cho mắt.
Trẻ em bị đau mắt đỏ phải nghỉ học ở nhà để tránh lây lan bệnh
Đặc biệt, bạn cần theo dõi tình trạng mắt thường xuyên tại nhà. Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, kéo dài quá 10 ngày, thậm chí ra tăng cấp độ nặng, nguy cơ cao lúc này, cần đến ngay bệnh viện khám mắt để được bác sĩ kiểm tra, chỉ định điều trị đúng cách, hạn chế tối đa tổn thương cho mắt.
Tóm lại, tất cả chúng ta đều nên tự thiết lập cho mình kế hoạch phòng chống đau mắt đỏ phát triển thành dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết rộng rãi với mọi người để chúng ta cùng chung tay đẩy lùi dịch đau mắt đỏ bạn nhé!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,003
  • Tháng hiện tại61,496
  • Tổng lượt truy cập2,801,853
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây